* Các dấu hiệu trên lá:
- Lá vàng (lá già, lá non và cổ cây lan bị vàng đi):
+ Nguyên nhân có thể do cây bị thừa sáng; hư rễ; nhiệt độ quá thấp; cây thiếu phân Nitrogen; vi khuẩn gây hại Pseudomonas sp; vi khuẩn lây lan theo nước mưa và tưới nước)
+ Kiểm tra:
Cây bị thừa sáng: kiểm tra lượng chiếu sáng trong ngày và mức độ chiếu sáng.
Hư rễ: nhấc cây ra khỏi chậu hoặc gỡ bỏ dần giá thể trong chậu để kiểm tra rễ.
Nhiệt độ quá thấp: dùng nhiệt kế đo chúng ta sẽ tìm được nguyên nhân.
Cây thiếu phân Nitrogen: xem lại phân bón đang sử dụng cho lan.
Vi khuẩn gây hại: chóp lá ngả màu vàng cam, xỉn màu và lan dần xuống dưới. Trên phần lá ngả màu vàng có các vệt màu nâu sẫm chạy dọc theo gân lá. Bệnh nặng làm cho lá bị cháy khô.
+ Phương pháp chữa trị: Cây bị thừa sáng:
Phương pháp thủ công: nếu thừa sáng phải che thêm lưới hoặc dùng loại lưới phù hợp hơn.
Hư rễ: Phương pháp thủ công: rũ sạch chất trồng, cắt bỏ rễ thối, bôi vôi, sơn hoặc thuốc sát khuẩn vào vết cắt, để khô 1 - 2 ngày rồi trồng lại.
Phương pháp dùng hóa chất: phun Ridomit hoặc tương đương phòng bệnh thối nhũn
Nhiệt độ quá thấp: Phương pháp thủ công: sử dụng các biện pháp ủ ấm cho lan, có thể che bằng nilon quanh giàn lan.
Cây thiếu phân Nitrogen: dùng phương pháp thủ công: tăng cường phân có hàm lượng N cao hơn
Vi khuẩn gây hại: dùng phương pháp thủ công: cắt bỏ lá bệnh; hạn chế tưới nước; hạn chế dùng phân có hàm lượng N cao; pha nước vôi 10% lấy nước trong để phun lên lá, phun ít nhất 2 lần, cách nhau 4 - 5 ngày.
Phương pháp dùng hóa chất: thuốc trị vi khuẩn.
- Lá bị từng mảng nâu đen:
+ Nguyên nhân có thể: thừa sáng hoặc sáng trực tiếp; do vi khuẩn, nấm; bệnh thán thư; bệnh đốm đen.
+ Kiểm tra: Thừa sáng hoặc sáng trực tiếp: xem lại chỗ bị đen có ứng với chỗ chiếu sáng không.
Do vi khuẩn, nấm: chỗ bị nâu đen không trùng với chỗ bị chiếu sáng.
Bệnh thán thư: lá bệnh hại thường thấy nhất ở lan do nấm địa gai gây ra, chủ yếu là hại trên lá. Thời kỳ đầu phát bệnh thường có những chấm nhỏ màu xám nhạt hoặc màu nâu xẫm khô dần dần lan rộng thành hình đốm bầu dục hoặc tròn thường có vùng màu vàng bao quanh đốm đen.
Bệnh đốm đen: thời kỳ đầu phát bệnh có những chấm màu xanh đậm dạng dịch dính nhanh chóng lan rộng biến thành màu nâu hoặc màu đen khiến cho cây khô héo và chết.
+ Phương pháp chữa trị: Thừa sáng hoặc sáng trực tiếp:
Phương pháp thủ công: che lưới hoặc thay lưới phù hợp.
Phương pháp dùng hóa chất: cắt bỏ lá nếu lá bị nặng, dùng sơn bôi vào vết nâu.
Do vi khuẩn, nấm:
Phương pháp thủ công: cô lập cây, cắt bỏ lá bệnh, sát trùng.
Phương pháp dùng hóa chất: phun thuốc chống nấm, vi khuẩn.
Bệnh thán thư:
Phương pháp thủ công: cắt bỏ lá bệnh đem đốt đề phòng lây lan, vết cắt cần phải cách vết bệnh 2 cm trở lên, có thể dùng Zineb 2%, lưu huynh - vôi 0,3%, truban hoặc banort xịt để phòng ngừa.
Phương pháp dùng hóa chất: Tilt Super 300 EC;
Bonanza 100Sl.; Benlat 0,1%.
Bệnh đốm đen:
Phương pháp thủ công: cắt bỏ lá bị bệnh, trước khi phát bệnh và thời kỳ đầu của bệnh nên xịt booc - đô 1% có hiệu quả nhất.
Phương pháp dùng hóa chất: Benlate hoặc bất kỳ loại thuốc nào có chứa chất bennomil phun hàng tuần lên cây cho đến khi hết bệnh.
- Đầu lá bị đen:
+ Nguyên nhân có thể: cây bị dư phân bón; nước tưới có muối hòa tan; cây bị nấm.
+ Kiểm tra: Cây bị dư phân bón: xem lại số lần bón phân và cách bón phân.
Nước tưới có muối hòa tan: đem nước đi phân tích.
Cây bị nấm: nếu bón phân và nước không có vấn đề gì thì tổn thương do nấm.
+ Phương pháp chữa trị:
Cây bị dư phân bón:
Phương pháp thủ công: cắt bỏ lá bị hỏng; ngừng tưới phân.
Nước tưới có muối hòa tan
Phương pháp thủ công: xử lý nước sạch trước khi tưới cho lan.
Cây bị nấm
Phương pháp thủ công: phòng ngừa bằng nước xà phòng, nước rửa chén bát pha loãng 1 -2 giọt/2 lít nước, rửa sạch lá.
Phương pháp dùng hóa chất: phun thuốc trị nấm.
- Xuất hiện những đốm tròn trên lá, đầu tiên màu nâu đỏ sau chuyển sang màu đen:
+ Nguyên nhân có thể: cây bị nấm, vi khuẩn do vết chích của côn trùng cộng với môi trường vườn ẩm ướt.
+ Kiểm tra: kiểm tra độ ẩm trong vườn, môi trường trong vườn.
+ Phương pháp chữa trị:
Phương pháp thủ công: Cắt bỏ lá bị bệnh sâu ít nhất là 2 cm, bôi vôi hoặc thuốc sát trùng vào chỗ cắt; Giảm ẩm độ, ngừng tưới nước.
Phương pháp dùng hóa chất: Phun thuốc trừ nấm; Dùng thuốc staner.
- Xuất hiện những đường sọc, chấm nhỏ nâu vàng trên lá:
+ Nguyên nhân có thể: Virus CyMV và ORSV gây hại.
+ Kiểm tra: Cách ly một thời gian theo dõi, nếu lá non mới ra cũng bị tương tự thì chắc chắn bị virus
+ Phương pháp chữa trị: 20
Phương pháp thủ công: Cần tiêu hủy triệt để đem đốt để tránh lây nhiễm cho cây khác; Vệ sinh sạch vẽ vườn và dụng cụ thường dùng.
Phương pháp dùng hóa chất: Bệnh do virus chưa có thuốc chữa.
- Mặt dưới lá xuất hiện những đốm nhỏ li ti thành mảng bạc:
+ Nguyên nhân có thể: nhện đỏ gây hại.
Ở mặt dưới của lá cây xuất hiện nhiều chấm nhỏ li ti, sau đó các vết chấm này càng nhiều thêm, nối lại với nhau và chuyển thành màu nâu đen và khô héo dần, những lá nào có hiện tượng này nếu nhìn kỹ sẽ thấy những con vật nhỏ xí như mạt gà, màu vàng, hồng hay đỏ thẫm đang di chuyển.
+ Kiểm tra: dùng kính lúp soi kỹ sẽ thấy nhện đỏ hoặc lấy giấy mỏng vuốt mặt dưới lá thấy màu đỏ.
+ Phương pháp chữa trị:
Phương pháp thủ công: cách ly cây bệnh, dùng giấy mỏng lau sạch lá và các kẽ lá; dùng cồn hoặc nước xà phòng pha loãng lau sạch; phun thuốc trị bệnh.
Phương pháp dùng hóa chất: phải dùng thuốc đặc trị nhện đỏ mới diệt được.
Ví dụ: Danitot 10 EC, Nissorun 5 EC, Pegasus 500 EC phun kỹ mặt dưới lá và các kẽ lá. Sau khi trị xong tăng cường phân bón lá để hồi phục.
* Các hiện tượng trên thân và kẽ lá
- Giả hành bị đen
+ Nguyên nhân có thể: do bệnh thối thân.
Bệnh này thường chủ yếu xuất hiện vào giao mùa nắng mưa. Nguyên nhân do thời tiết đang nóng, mọi vật đang hấp thụ ánh nắng qua lá gặp thời tiết mưa xuống (mưa đầu mùa)
làm một số lá lan bị “luộc chín” gây ra không còn đủ sức nuôi mầm non đang phát triển, gây nên bệnh thối cây con. Khi cây con bị thối nhũn dẫn đến vi khuẩn xâm nhập và lây sang cây mẹ.
+ Kiểm tra: Cây có hiện tượng nâu đen xuất phát từ gốc của một giả hành, sau đó lan qua các giả hành khác, khi vừa bị nhiễm, nếu cây đang có nụ ở giả hành nhiễm bệnh thì nụ hoa sẽ héo đi rất nhanh chóng.
+ Phương pháp chữa trị:
Phương pháp thủ công: cắt bỏ thân bị bệnh và ngâm vào thuốc nội hấp chống nấm Ridomil 30 phút, để khổ và bôi vôi hoặc keo 502 vào vết cắt treo ngược lên vài ngày trong mát.
Trồng lại phun B1 và Atonik cho ra rễ mới. Để nơi khô ráo thoáng mát.
Phương pháp dùng hóa chất: Khử trùng kéo, cắt giả hành bị bệnh sát tận căn hành, thông thường ta cắt thêm một giả hành tính từ giả hành bị bệnh cho đến khi vết cắt hết màu nâu và đen.
Ngâm những tép đã cắt vào dung dịch Stamer + Carbenzim + Physan 20 + B1 trong vòng 30 phút. Physan 20 pha 2 ml trong 4 lít nước, B1 1 ml/ 1lit nước. Những thuốc trừ nấm pha theo hướng dẫn trên bao bì.
Lấy cây ra để ráo bôi hỗn hợp Starner + Carbenzim vào vết cắt chờ khô và bôi keo 502 treo vào chỗ râm mát không mưa.
- Kẽ lá và giả hành xuất hiện những mảng trắng bông
+ Nguyên nhân có thể: cây bị rệp sáp boisduval’s scale (Diaspis boisduvalli)
+ Kiểm tra: khi lá vàng hay thấy thân còi cọc. Thông thường đôi khi rệp sáp hút nhựa ở mặt dưới lá nhưng cũng có vài chấm nhỏ biểu hiện ở mặt trên của lá. Lật ngược lá lên để xem. Bóc hết các bẹ khô để kiểm soát.
+ Phương pháp chữa trị:
Phương pháp thủ công: với bình xịt 1,5 lít nước, 50/50 cồn và nước ấm; 01 thìa cà phê dầu thực vật như dầu bắp, dầu nành ; ½ thìa cà phê xà phòng rửa chén.
Phương pháp dùng hóa chất: có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu nhóm nội hấp, xông hơi hoặc thẩm thấu như Monster 40EC/75WP, Blan 40 EC; Lebayci 50EC; Selecron 500CE; Mospilan 3EC; Oncol 20 EC xịt 3 -5 lần, cách nhau 3 -5 ngày.
- Kẽ lá và thân bị từng đám bụi đen.
+ Nguyên nhân có thể: nấm bồ hóng Capnobium sp gây hại.
+ Kiểm tra: trên lá cây lan xuất hiện một lớp đen như bồ hóng bếp, nếu lấy khăn lau kỹ thì lớp bồ hóng sẽ hết.
+ Phương pháp chữa trị:
Phương pháp thủ công: Lau sạch lá sau đó đó lau lại bằng cồn pha loãng hoặc xà phòng pha loãng.
Phương pháp dùng hóa chất: Tiginep 80 WP; Ramat 80 WP; Zitha Z 80 Wp; Kululus 80DS; Zincopper 500WP; Vizincop 50BTN; Copper – zinc 80WP… (cách sử dụng theo khuyến cáo.
- Thân kẽ lá có các vảy màu nâu 23
+ Nguyên nhân có thể: Planococcus iladnus (còn gọi là rệp sáp gia hay rệp sáp phấn).
+ Kiểm tra: lật mặt dưới lá và quan sát trên thân có các vảy màu nâu cỡ hạt vừng bám, dùng móng tay cậy bong ra.
+ Phương pháp chữa trị:
Phương pháp thủ công: dùng tay cạy hết rệp, dùng cồn hoặc xà phòng loãng hoặc phun thuốc ngâm tẩm màn chống muỗi 2 – 4 lần cách nhau 3 – 5 ngày, dùng tay gạt rệp trên thân và trên lá.
Phương pháp dùng hóa chất: Aplaud 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40/EC; Tron Plus 98,8 EC; Bitox 40 EC/50 EC; Buty 10WP; Mospilan…phun trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám, nếu có thể được thì trước khi phun thuốc nên phun thuốc có xà phòng để rửa trôi bớt phấn sáp bên ngoài.
* Các hiện tượng của rễ
- Cây mất rễ
+ Nguyên nhân có thể: sên, ốc sên, gián…phá hoại.
+ Kiểm tra: rễ có vết cắn của côn trùng.
+ Phương pháp chữa trị:
Phương pháp thủ công: ngâm cả chậu lan vào trong nước, nếu côn trùng chui trong giá thể ngoi ra bắt diệt. Phun thuốc ngâm tẩm màn chống muỗi.
Phương pháp dùng hóa chất: phun các loài thuốc diệt côn trùng có bán trên thị trường.
- Đầu rễ bị đen
+ Nguyên nhân có thể: nấm gây đen rễ, khô rễ.
+ Kiểm tra: đầu rễ bị đen, rễ thui không phát triển.
+ Phương pháp chữa trị: 24
Phương pháp thủ công: cắt bỏ rễ hỏng, bôi vôi, thay giá thể trồng, phun B1.
Phương pháp dùng hóa chất: sử dụng thuôc trừ nấm Aliette, Carbendazim…
- Rễ bị thối
+ Nguyên nhân có thể: tưới quá nhiều; bón phân quá nhiều; nước hòa tan quá nhiều muối; giá thể quá cũ, chậu trồng bi hư hỏng, trồng lại bằng giá thể mới.
+ Kiểm tra: nhấc cây ra khỏi chậu xem xét rễ cây, kiểm tra lượng nước tưới, kiểm tra lượng phân bón, kiểm tra độ thoát nước của chất trồng và thoáng khí của vườn.
+ Phương pháp chữa trị:
Phương pháp thủ công: tưới nước vừa đủ; bón phân hợp lý; tăng cường độ thoáng trong vườn; xả muối cho giá thể, thay chậu khi giá thể mục.
Phương pháp dùng hóa chất: cắt bỏ rễ thối, ngâm dung dịch Didomil 30 phút, ngâm dung dịch B1 30 phút. Trồng lại để nơi thoáng mát, chỉ phun sương sau khi ra rễ mới tưới lại
bình thường.
* Hiện tượng của hoa
- Hoa bị úa, thối nụ
+ Nguyên nhân có thể: ẩm độ quá cao, quá thấp; bón quá nhiều phân; côn trùng phá hoại.
+ Kiểm tra: biểu hiện rõ nét bên ngoài nụ, nụ chuyển màu vàng rồi rụng, hoa úa héo dần.
+ Phương pháp chữa trị: 25
Phương pháp thủ công: kiểm tra độ ẩm, nước tưới, phân bón, côn trùng.
Phương pháp dùng hóa chất: cắt bỏ hoa hỏng.
- Xuất hiện các đốm tròn trên hoa
+ Nguyên nhân có thể: cây bị nấm hoặc bị rệp vảy; hoa bị tấn công bởi các loại côn trùng, muỗi, bọ trĩ…
+ Kiểm tra: có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
+ Phương pháp chữa trị:
Phương pháp thủ công: giảm ẩm độ của vườn, tăng cường thông gió, loại bỏ các hoa đã bị bệnh ra khỏi vườn.
Phương pháp dùng hóa chất: phun thuốc chống nấm, phun thuốc alathion.
- Hoa bị xấu bất ngờ và có màu sắc lạ trên hoa.
+ Nguyên nhân có thể: bị virus; thay đổi nhiệt độ đột ngột; bị nhiễm hóa chất lạ.
+ Kiểm tra: nếu lần ra hoa sau vẫn xuất hiện màu sắc lạ, cây chắc bị virus, tiêu hủy triệt để.
+ Phương pháp chữa trị:
Phương pháp thủ công: cách ly để theo dõi, tránh để cây bị sốc nhiệt độ.
Trên đây là một số bệnh thường gặp khi trồng lan chính vì vậy khi trồng lan bạn nên để ý các triệu chứng của lan mà có cách điều trị cho đúng.
www.cachtronglan.com (sưu tầm)
0 Nhận xét