Ảnh: internet
Thế giới các loài phong lan luôn đa dạng và phong phú, mỗi loài lan lại có cấu tạo riêng, đặc điểm riêng, màu sắc, hình thái riêng biệt, không có một loài nào giống loài nào cả. Do đó mà những người yêu lan luôn tìm tòi khám phá ra những giống lan mới, và cũng không ngừng tìm hiều về cách trồng và chăm sóc từng giống lan. Lan Vanda là giống lan đẹp chiếm được cảm tình của đông đảo người yêu lan. Nếu bạn đang quan tâm đến cách trồng và chăm sóc lan vanda thì mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Cách trồng và chăm sóc lan vanda cũng khá đơn giản. Giống lan này là giống phụ sinh vùng nóng, rất ít loài mọc trên đất và đá. Chúng có sự phân bố rộng rãi, trải dài từ Trung Quốc đến Himalaya, từ Indonexia đến Niu Ghine và phía Bắc châu Úc. Ở Việt Nam có 5 loại lan vanda rừng được biết đến là Vanda concolor, vanda liouvillei, Vanda lilacina, Vanda denisonaliana và Vanda pumila, nhưng chỉ có một loài là cho hoa đẹp là Vanda denisonaliana. 4 giống lan còn lại đều là lan vùng mát, phân bố nhiều ở Lâm Đồng. Lan vanda loài mang lại nhiều giá trị vì nó cho chồi hòa dài, mang nhiều hoa to. Giờ chúng ta cùng đi vào kỹ thuật trồng lan và chăm sóc lan vanda thôi.
Cách trồng và chăm sóc lan vand
1. Nhiệt độ- Vanda Việt Nam ưa nhiệt độ má
- Vanda ngoại lai là những giống lan ở những vùng nóng nên nhiệt độ thích hợp với những giống lan này là 25 - 30 độ C
Ảnh: internet
2. Độ ẩm
- Lan vanda thích hợp ở môi tường vườn có độ ẩm cao, nhưng độ ẩm trong chậu phải thật thoáng
- Độ ẩm ban ngày là 60 - 70%
- Độ ẩm ban đêm là 80 - 95% thì cây sẽ phát triển tốt
- Nếu cây thiếu độ ẩm và nước tưới thì sẽ rất khó ra hoa
3. Nước tưới
- Lan vanda không có mùa nghỉ, chúng sinh trưởng quanh năm, nên không được để cây chịu khô hạn. Nếu khô hạn đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sự mất ổn định của độ ẩm làm cho lá cây bị tuột và yếu đi
- Thực hiện tưới nước thường xuyên, vào mùa hè thì ngày tưới nước 2 lần, vào mù đông thì tưới nước ít hơn chỉ cần tưới tuần 2 lần là được.
- Thường xuyên chú ý đến lan, nếu thấy lá bị nhăn và mềm nghĩa là cây đang bị thiếu nước trầm trọng cần phải bổ sung nước ngay.
-Các loài lan vanda có thể nở hoa quanh năm, nhưng ở thành phố HCM thì mùa nở hoa nhiều vẫn là mùa nắng, khoảng tháng 2 vì thời gian này độ ẩm cao nhất trong năm.
Ảnh: internet
4. Ánh sáng
- Tùy vào từng giống lan mà có chế độ chiếu sáng khác nhau, có giống ưa nhiều sáng có giống ưa ít sáng.
- Có một số giống thì đòi hỏi ánh sáng hoàn toàn thì cây mói nở hoa được.
- Một số giống như Vanda lá tròn, Vanda TMA và một số loài khác thì cần ánh sáng gần đạt 100% thì lan mới nở được hoa.
- Còn hầu như đa số các giống lan vanda chỉ cần 60% ánh sáng, nghĩa là giàn che đi 40% ánh sáng là đủ.
- Các cây lai giữa Vanda x Aseocentrum lại yêu cầu ánh sáng ít hơn, chỉ 50% ánh sáng là đủ
- Độ biến động về cường độ ánh sáng lan lên tới 30.000-40.000m/m².
Ảnh: internet
5. Phân bón
- Lan vanda là giống lan đòi hỏi nhu câu phân bón khá cao, chúng có thể phù hợp với bất cứ loại phân bón nào.
- Loài lan vanda T.M.A thì sử dụng phân bò khô là tốt nhất, Những loài vanda khác có thể dùng phân bánh đậu phộng, nhưng hiệu quả hoan vẫn là phân hóa học với công thức 30- 10- 10 tưới 2ngày/lần với liều lượng là 1 muỗng cafe/4lit nước
- Do vanda không có giả hành nên không dự chữ được nước dưỡng liệu, hơn nữa giá thể lại thông thoáng quá mức, chỉ gồm có chậu gạch nung hay giỏ gỗ với những cục than to, làm cho sự lưu lại dưỡng liệu trong giá thể không nhiều cho sự hấp thụ của lan trong thời gian ngắn, nên phải dùng phân bón với chu kỳ cách nhật.
- Tốt hơn hết là dùng phân bón dạng phun sương vì vanda là loài phụ sinh có nhiều rễ trên không.
6. Giá thể
- Do lan vanda không có mùa nghỉ, mà sinh trưởng quanh năm nên nhu cầu nước tưới cao, nếu để cho cây chịu cảnh khô hạn đột ngột sẽ làm cho lá ở gốc có thể bị dụng hết, hiện tượng này giới chơi lan gọi là "chuồn lá'. Tuy nhiên độ ẩm trong chậu quá cao thì cũng làm cho rễ cây bị thối, vì thế mà phải chọn loại giá thể phải thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda là điều kiện bắt buộc.
7. Thay chậu và nhân giống
- Chỉ thay chậu cho lan vanda khi cây phát triển quá lớn làm cho cây và chậu mất cân đối
- Việc thay chậu có thể diễn ra quanh năm nhưng tốt nhất vẫn là đầu mùa mưa
- Nhân giống tương tự với nhân giống lan hồ điệp
- để kích thích cho sự mọc rễ của cây thì cứ 3 tháng ta lại phun dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu (ppm)
- Cứ mỗi lần phun thuốc kích thích tố thì rễ sẽ mục thêm một bậc, nên chỉ cần một thời gian ngắn thôi lan vanda đã có một bộ rễ đủ mạnh rồi
8. Phòng trừ sâu bệnh
- Vanda thường bị các loài dệp dính màu vàng tấn công, chúng hay nằm trên bề mặt lá và thường hay hút nhựa của lá của giống Dendrobiunl. Cách phòng trừ là dùng các loại thuốc sát trùng, serpa phun sương lên lá.
- Bệnh thối đọt: Nếu thấy xuất hiện bệnh này thì dùng kéo cắt bỏ những đọt bị thối đi sau đó bôi vôi hoặc vadolin vào vết cắt, phần ngọn phải được khử trùng trước khi sử dụng. Nếu không khử trùng tốt bệnh sẽ lây lan sang cả khu vườn.
- Tốt nhất để phòng bệnh cho lan nên thường xuyên phun các loại thuốc trừ nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, cứ nửa tháng phun 1 lần.
Vanda là giống lan đẹp có cách trồng và chăm sóc không quá phức tạp, tuy nhiên khi trồng bạn cũng nên tham khảo đến cách trồng và chăm sóc lan vanda để có kiến thức cơ bàn, trồng được những chậu lan đẹp, ra hoa đúng thời vụ theo ý muốn của mình. Chúc tất cả các bạn thành công.
0 Nhận xét