Những biểu hiện cây trồng thiếu chất dinh dưỡng qua lá.
Những lần đầu tiên để kể đến kiến thức phân biệt về biểu hiện của cây qua lá thì rất nhiều, cơ bản gồm có một số yếu tố sau:quan sát sự biến đổi bên ngoài của lá là có thể phán đoán được cây cảnh thiếu chất dinh : nếu triệu chứng thể hiện ở lá già, nói lên các nguyên tố thiếu trong cây có thể di động, như N, P, K, Mg, Zn… Nếu triệu chứng thể hiện ở mô phân sinh nói lên các nguyên tố đó không thể di động, sẽ không tận dụng lại được, như các chất Ca, Fe, B. Khi thiếu N, cả cây thể hiện màu xanh lục sẫm, cuống lá tím, phát triển chậm, lá già không có đốm nhưng gân lá có màu vàng, lá dễ rụng.
Thiếu K hoặc thiếu Zn các lá già thường biến vàng, đỏ, tím lá khô rủ xuống, mép lá vàng dần vào
trong, nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh, mép lá uốn cong dưới lên hoặc trên xuống, lá bị khô héo đần. Thiếu B hoặc Ca thường biểu hiện ở lá non, rất đễ dẫn đến khô héo ngọn, nhưng khi thiếu S, Fe, Mn, Mo, Cu thì chồi ngọn không bị khô.
Khi thiếu Fe lá non dễ thể hiện màu trắng vàng, gân lá vẫn còn xanh, nói chung không bị khô héo, nhưng thời gian kéo dài, mép lá sẽ khô héo dần.
Chi tiết triệu chứng khi thiếu chất ở cây:
N. Lá nhạt, còi, thân bé và nứt, lá nhỏ, nặng làm cho lá vang khô, ít bị rụng.
P. Lá xanh sẩm, mọc chậm, gân lá vàng, có màu tím, cuống lá tím dể rụng.
K. Lá phía dưới có đốm, đầu lá và mét lá khô vàng, biến nâu và xoăn, lá phía dưới rụng.
Mg. Lá phía dưới vàng, xuất hiện đốm khô, gân lá không vàng, mép lá cuống ngược, giữa gân lá vàng khô.
Fe. Lá mới rụng vàng, nhưng gân lá xanh, đầu lá khô và lan rộng, chỉ có gân lá màu xanh.
Mn. Lá mới bị vàng, chỉ có gân màu xanh, hình thành mạng lưới nhỏ, đôm bệnh ở khắp mặt lá, hoa nhỏ.
S. Lá mới xanh nhạt, nhạt vùng giáp giới gân lá và thịt lá, có lúc có đốm, nhưng lá không khô.
Ca. Đâu lá bị khô thối thành dạng móc câu, chồi thường bị chết, bộ rể bị chết.
B. Đầu ngọn chết khô, gốc lá non bị thối, thân và cuống lá rất ròm, bộ rể bị chết, nhất là đầu rể.
Phòng tránh và khắc phục:
Nhìn như vậy thôi chứ đi vào thực tế đa số bệnh hay mắc phải của dân mới tập chơi là dư phân thuốc, sau đây là một số cách phòng ngừa:· phải theo tập tính sinh trưởng của các loại lan mà phân thuốc sao cho hợp lý2. trong thời kỳ sinh trưởng phát triển luân phiên phân bón tùy theo thời kỳ ta dùng NPK 30-10-10
· khi cây còn bé đang cần nhiều đạm để phát nhanh. Sau khi cây đã cứng cáp đổi sang NPK 20-20-20
· để cân bằng dinh dưỡng đến khi cây sắp vào quá trình làm hoa thì dùng 06-30-30,...
· đây là cơ bản về thành phần phân bón chứ khuyến cáo không áp dụng máy móc rập khuôn.
· Dùng phân tổng hợp được bào chế đặc biệt dùng riêng có hoa lan một số loại như phân tan chậm
· nhật, đài,...
Sưu tầm ĐH Nông Nghiêp
0 Nhận xét